[Seri Smarthome từ A đến Ớ] Phần 2–Nhà thông minh vận hành như thế nào? – Các chuẩn giao tiếp

|Phần 2 – Nhà thông minh vận hành như thế nào?|

1. “Smarthome” là gì?

Trước khi nói về cách nhà thông minh vận hành. Ta hãy nói sơ qua về khái niệm, cụm từ “nhà thông minh” dường như đã dần quen thuộc và tiếp cận đến người dùng. Đại khái, “Smarthome” được định nghĩa là một sự thiết lập giữa các thiết bị ĐẦU và CUỐI, tại đó các thiết bị gia dụng được điều khiển một cách dễ dàng thông qua APP điện thoại, các tín hiệu bên ngoài như an ninh, ánh sáng,…

Nhà thông minh là gì

2. Nhà thông minh vận hành như thế nào?

Các thiết bị nhà thông minh được kết nối với nhau và bộ điều khiển trung tâm HC – Home Control. Nhưng thiết bị như: khóa cửa thông minh, camera, đèn, chuông, TV, máy lạnh và ngay cả những thiết bị lớn như tủ lạnh, motor cổng,…Tất cả kết hợp với nhau tạo thành hệ thống mạng lưới nhà thông minh. Hệ thống này được vận hành dễ dàng trên các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính bảng, màn hình trung tâm,… Như vậy, gia chủ có thể điều khiển cũng như thiết lập lịch trình hoạt động các thiết bị một cách linh hoạt.

nguyên lý hoạt động của smarthome

Tuy còn chưa hoàn hảo nhưng Hệ thông nhà thông minh đã và đang được trang bị thêm các tính năng tự học – tự hiểu chủ nhân của mình trong việc thiết lập kế hoạch, điều chỉnh thiết bị theo nhu cầu. Smarthome có thể điều khiển đèn một cách tối ưu giúp tiết kiệm điện đáng kể. Một số nhà thông minh có thể báo động ngay lập tức nếu có kẻ lạ đột nhập với sự kết hợp với hệ thống camera AI thông minh.

Trên đây chỉ mới là một số ví dụ về sự tuyệt vời của nhà thông minh được úng dụng trong cuộc sống. Còn rất rất nhiều các giải pháp hay ho khác như: giải pháp chuông cửa thông minh, An ninh thông minh,… Tất cả các thiết bị trên được kết nối với nhau đúng như ý nghĩa IoT( vạn vật kết nối) của xu hướng 4.0.

3. Các chuẩn kết nối cho nhà thông minh vận hành hiện nay

Về cơ bản, chỉ có duy nhất 2 chuẩn kết nối để nhà thông minh vận hành đó là hệ không dây và hệ có cây.

    a. Chuẩn kết nối không dây

Đi sâu thêm một chút, trong chuẩn kết nối không dây thì lại có khá nhiều loại khác nhau như: Wi-fi, Bluetooth, Zigbee, Z-wave, Thread

Điểm mạnh vượt trội nhất của hệ thống chuẩn kết nối không dây thể hiện ngay trong tên gọi của nó đó là việc lắp đặt cực kì đơn giản và tiết kiệm. Chỉ với mạng lưới kết nối không dây, gia chủ đả sở hữu ngay các giải pháp tự động như: Smart lighting, điều khiển TV + điều hòa, hệ thống an ninh,… với giá không quá cao. Ngay cả khi ta có vài chục triệu thì cũng đã có giải pháp thông minh với chất lượng trải nghiệm tuyệt vời rồi.

mạng zigbee

Nói đi cũng phải nói lại, Với việc chơi “hệ không dây”, ta cần đáp ứng vấn đề độ phủ và mạnh của wifi cũng như các điểm mạng mở rộng trong khu vực sử dụng. Hệ thống mạng cần được đầu tư bài bản chất lượng để ta có trải nghiệm tốt nhât. Thế nên nhà thông minh hệ không dây thường được dùng trong nhưng ngôi nhà có diện tích nhỏ, chung cư cao cấp.

Tuy nhiên, sự phát triển không ngừng của công nghệ đã không làm ta thất vọng, các loại sóng truyền không dây mới được ra đời như: Zigbee, Bluetooth Mesh,… giúp giải quyết các khó khăn này. Các sóng mới giúp việc kết nối trở nên hoàn toàn linh hoạt hơn. Không những vậy còn tạo ra lưới mạng cục bộ ( mạng local) giúp các thiết bị kết nối được với nhau ngay cả khí không có mạng wifi.

    b. Chuẩn kết nối có dây

Nói gì thì nói nhà thông minh với chuẩn kết nói có dây( chuẩn KNX) vẫn là ổn đỉnh và an ninh nhất.

Một ngôi nhà thông minh trang bị hệ thống KNX được coi như nâng tầm lên một đẳng cấp khác. Nhà thông minh hệ có dây (KNX) ngoài tính ổn định ra thì còn có thể tinh chỉnh và tính hợp thêm một số giải pháp mà chuẩn không dây không làm được.

Đi kèm theo sự tiện lợi và đẳng cấp đó, thì vấn đề của hệ có dây KNX đó là chi phí lắp đặt đi dây cực kì cao, chi phí có thể tính lên tiền tỷ là bình thường! Hệ thống đi dây KNX rất phức tạp nên đòi hỏi cần phải có người có chuyên môn và có bằng cấp mới được thực hiện. Vì là đi dây nên hệ này chỉ triển khai được khi nhà xây mới.

4. Trong nhà thông minh có gì?

Nếu nói về thiết bị trong hệ thông nhà thông minh thì có muôn vàn các loại. Từ thiết bị đầu cho đến các thiết bị cuối, để kể ra đầy đủ cũng tốn rất nhiều thời gian như: Công tắc, cảm biến cửa, đèn smart lighting,….

giải pháp nhà thông minh 1

Thay vào đó để tiếp cân một cách dễ hiểu hơn ta nên liệt kê chúng ra dưới dạng tập hợp các giải pháp. Lumi cung cấp 12+ giải pháp như:
1/ Điều kiển đèn chiếu sáng tự động
2/ Hệ thống rèm
3/ Điều kiển điều hoà máy lạnh
4/ Bặt tắt bình nóng lạnh
5/ Cảm biến chuyển động kết hợp các thiết bị đèn
6/ Cảm biến cầu thang
7/ Cảm biến cửa an ninh
8/ Hệ thống led 16 triệu màu theo ngữ cảnh
9/ Hệ thống âm thanh đa vùng
10/ Camera an ninh AI Hub
11/ Cửa cổng tự động ( V2, DEA, Roger,…)
12/ khoá cửa thông minh .
……vv 

Chúng ta sẽ nói sâu hơn vào từng giải pháp ở những chủ đề sau nhé. Liên hệ Phước kun – 0905.582.973 để được giải đáp, hỗ trợ về giải pháp tối ưu nhé.

5. Ưu và Nhược điểm khi sử dụng vận hành nhà thông minh

Nói về ưu điểm của Smarhome trước nhé:

  • So với nhà truyền thống, sự tiện lợi đương nhiên được nhận thấy rõ ràng nhất. Ta có thể lên lịch, truy cập, điều khiển các thiết bị một cách dễ dàng trên app, giọng nói,…
  • Hệ thống an ninh vươn lên một tầm mới đó là không chỉ “thông báo” mà còn “cảnh báo”
  • Mang đến người dùng khái niệm “ngữ cảnh” trong sử dụng
  • Có thể ban đầu chi phí lắp đặt khá tốn kém, tuy nhiên về lâu dài lợi ích từ giải pháp tiết kiệm cũng không hề nhỏ

giải pháp nhà thông minh 2

Tiếp đến là nhược điểm:

  • Tuy tỷ lệ rất nhỏ nhưng vẫn có thể bị hack dẫn đến mất an ninh. Thế nên, hãy tìm đến nhưng đơn vị, nhà cung cấp uy tín chất lượng để trao trọn niềm tin bạn nhé.
  • Giá cả sẽ cao hơn so với sản phẩm thông thường
  • Độ thông minh vẫn chưa đạt đến mức độ siêu trí tuệ AI trong phim viễn tưởng. Nhưng ngày đó tôi nghĩ sẽ không còn xa đâu.

6. Chi phí lắp đặt vận hành nhà thông minh hết bao nhiêu tiền? Có cao không?

Thực tế, Smarthome không còn quá là mới mẻ tới thời điểm hiện tại. Trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất, nhà cung cấp các thiết bị nhà thông minh đang hoạt động ở tất cả các phân khúc khác nhau. Từ cao cấp, trung cấp đến hàng trải nghiệm có đầy đủ. Dưới đây là một số cách phân loại, tiêu chuẩn giúp bạn dễ hình dung chi phí thi công nhà thông minh:

Theo thương hiệu – hãng sản xuất

Có rất nhiều thương hiệu đến từ các nước khác nhau như:

  • Việt Nam – Lumi, Acis, BKAV, FPT,….:  Gần gũi, thân thiện và hiểu rõ người dùng nhất, thường là chuẩn không dây (Giá tốt đi kèm với chất lượng)
  • Mỹ – Levitron, Lutron,…: Hầu hết là chuẩn có dây KNX (Giá rất cao)
  • Trung quốc – Tuya, Xiaomi,…: Đa dạng, dễ mua trên shopee, chuẩn không dây (Giá rẻ hợp với trải nghiệm)
  • ….

Theo chuẩn kết nối

Như đã nói qua ở phần trên, mỗi chuẩn kết nối sẽ có ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Nếu ta lắp theo chuẩn KNX – chi phí lắp đặt và bảo trì khá cao, nhưng đổi lại gia chủ được một trải nghiệm tuyệt vời và chất lượng nhất. Còn về chuẩn không dây – chi phí lắp đặt sẽ tốt hơn, tuy nhiên sẽ có nhưng lỗi nhỏ mà nó không bằng được chuẩn có dây.

Theo quy mô nhà ở

Dưới đây là một số chi phí dự toán mẫu với các gói giải pháp nhà thông minh Lumi:

Chi phí làm nhà thông minh cho chung cư
Chi phí làm nhà thông minh cho chung cư
Chi phí làm nhà thông minh cho nhà phố
Chi phí làm nhà thông minh cho nhà phố
Chi phí làm nhà thông minh cho biệt thự
Chi phí làm nhà thông minh cho biệt thự

 


Hy vọng  bài viết trên giúp ích được cho bạn đọc về “Smarthome – nhà thông minh“. Mọi chi tiết về báo giá, tư vấn miễn phí, xin vui long liên hệ với chúng tôi – Auto Đại Phước:

Hotline: 0905 582 973

Tư vấn – báo giá miễn phí Zalo/Viber: 0905 582 973

Mail: autodaiphuoc@gmail.com