[Seri Smarthome từ A đến Ớ] Phần 1 – “Nhà thông minh” là gì?

|Phần 1 – “Nhà thông minh” là gì?|

Định nghĩa “nhà thông minh” dưới nhiều góc nhìn

Khái niệm “thông minh” trong nhà thông minh chỉ là một cách gọi để mô tả tính năng tự động hóa của các thiết bị, không phải là đánh giá về trí thông minh của chúng. Về cơ bản, đó là sự kết hợp giữa các thiết bị đầu cuối -cảm biến, đèn, rèm, cửa,… thông qua bộ điều khiển trung tâm( Home Controller). Và với những điều kiện ban đầu, người dùng có thể tạo ra nhưng hiệu ứng tự động mà mình mong muốn.

poster smarthome

Về riêng mình, tôi thích sử dụng từ “𝒏𝒉𝒂̀ 𝒕𝒖̛̣ đ𝒐̣̂𝒏𝒈” hơn là “𝙉𝒉𝒂̀ 𝒕𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒎𝒊𝒏𝒉”, từ “𝙉𝒉𝒂̀ 𝒕𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒎𝒊𝒏𝒉” đang được dùng để cường điệu hóa cho sự tiện nghi của khách hàng khi sử dụng sản phẩm thiết bị.

Tuy nhiên, với tốc độ phát triển siêu nhanh về khoa học kỹ thuật ngày nay, tôi tin chắc “Nhà thông minh” sẽ sớm biến hóa theo đúng nghĩa của nó.

♻️𝐻𝑎̃𝑦 𝑐𝑢̀𝑛𝑔 đ𝑜́𝑛 𝑐ℎ𝑜̛̀ 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 đ𝑜̂̉𝑖 𝑚𝑜̛́𝑖 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑐𝑢𝑜̣̂𝑐 𝑐𝑎́𝑐ℎ 𝑚𝑎̣𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑎̀ 𝑡ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑚𝑖𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 đ𝑎̣𝑖 4.0 nào!

Lịch sử ra đời của “Nhà thông minh”

Tôi cũng từng bị bất ngờ khi biết rằng khái niệm “nhà thông minh” đã có được từ rất lâu chứ không phải mới mấy năm gần đây. Vào thập niên 198x, khi công nghệ máy tính bùng nổ, Hiệp hội các Nhà Xây dựng sáng tạo Mỹ đã đưa ra khái niệm về Smarthouse vào năm 1984. Nhiều bộ phim khoa học viễn tưởng thời kỳ này đã mô tả một ngôi nhà có “trí tuệ robot – robot minds” để giúp chủ nhà nấu nướng, kiểm soát nhiệt độ, sức khoẻ, tưới cây, dự báo thời tiết…

giải pháp nhà thông minh 1

Có các giai đoạn chính trên con đường phát triển của “Smarthouse”

  • Giai đoạn đầu (từ những năm 1980 đến đầu những năm 2000): Sử dụng các công nghệ đầu tiên để kiểm soát ánh sáng, nhiệt độ và các thiết bị điện trong nhà.
  • Giai đoạn hai (từ đầu những năm 2000 đến khoảng năm 2010): Sử dụng các công nghệ tiên tiến hơn để điều khiển nhà thông minh từ xa, bao gồm sử dụng mạng internet, điện thoại di động và các thiết bị di động khác.
  • Giai đoạn ba (từ khoảng năm 2010 đến nay): Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và Internet of Things (IoT) đã tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của nhà thông minh. Các thiết bị nhà hoạt động một cách thông minh hơn và có thể học hỏi và tương tác với nhau để tự động hóa các tác vụ trong nhà. Các thiết bị nhà thông minh ngày càng phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

“Smarthome” hoạt động như thế nào?

Nguyên lý hoạt động của “Nhà tự động” theo cơ chế đơn giản sau:

  1. Thu thập thông tin: Các cảm biến và thiết bị thu thập thông tin về môi trường và các hoạt động trong nhà, chẳng hạn như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, cửa sổ, cửa ra vào, thiết bị điện tử và thói quen của người sử dụng.
  2. Xử lý thông tin: Các hệ thống xử lý thông tin, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo, sử dụng dữ liệu thu thập được để phân tích và đưa ra quyết định.
  3. Điều khiển các thiết bị: Hệ thống Smarthome sử dụng các thiết bị điện tử để điều khiển các hoạt động trong nhà, chẳng hạn như bật/tắt đèn, điều chỉnh nhiệt độ, mở/cửa cửa ra vào, phát nhạc và xem phim.
  4. công tắc lumiTương tác với người sử dụng: Hệ thống nhà thông minh cung cấp các giao diện tương tác cho người sử dụng, chẳng hạn như ứng dụng điện thoại, màn hình cảm ứng, giọng nói và động tác. Người sử dụng có thể tương tác với hệ thống để điều khiển các hoạt động trong nhà hoặc nhận thông báo về các sự kiện trong nhà.
  5. Tích hợp các thiết bị: Hệ thống nhà thông minh kết nối các thiết bị khác nhau trong nhà với nhau và với internet, tạo thành một hệ thống tổng thể. Việc tích hợp các thiết bị này giúp hệ thống hoạt động hiệu quả hơn và mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người sử dụng.

giải pháp nhà thông minh


Hy vọng  bài viết trên giúp ích được cho bạn đọc về “Smarthome – nhà thông minh“. Mọi chi tiết về báo giá, tư vấn miễn phí, xin vui long liên hệ với chúng tôi – Auto Đại Phước:

Hotline: 0905 582 973

Tư vấn – báo giá miễn phí Zalo/Viber: 0905 582 973

Mail: autodaiphuoc@gmail.com